Đối với những người làm kinh doanh, việc thống kê, xử lí hàng hóa và kiểm soát doanh thu là những vấn đề họ quan tâm hàng đầu. Ngoài việc tuyển những nhân viên có kinh nghiệm trong việc quản lý cửa hàng, kho hàng hay đại lý… thì việc tìm cho mình một phần mềm quản lý bán hàng phù hợp trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay cũng là điều mà nhiều nhà kinh doanh quan tâm. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các phần mềm từ trả phí cao tới thấp, thậm chí có những phần mềm sửa dụng miễn phí. Vậy đâu là dạng phần mềm tốt nhất? Liệu phần mềm đắt tiền có thực sự tốt? Phần mềm nào mang lại hữu ích cho người dùng hơn?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Dưới đây là top 10 phần mềm quản lý bán hàng mới và phổ biến nhất hiện tại cho bạn tham khảo và lựa chọn.
1. Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet
KiotViet là phần mềm quản lý bán hàng của công ty Citigo. Phần mềm này đã được ra mắt thị trường khá lâu và có vị thế vững cho tới hiện tại. Từ khi vừa ra mắt, KiotViet đã tạo được nhiều niềm tin với người dùng. Bởi lẽ đó mà cho tới hiện tại, có thể nói đây là phần mềm có nhiều người dùng nhất trong các phần mềm về quản lý kinh doanh, chuỗi cửa hàng, siêu thị, đại lý bán lẻ…
Dĩ nhiên, KiotViet chiếm được ưu ái của người dùng bởi nó có nhiều lợi ích như:
– Phần mềm được thiết kế linh hoạt, không phụ thuộc một khuôn khổ lĩnh vực nào. Chính vì thế mà KiotViet có thể dùng trong quản lý từ dược phẩm, thực phẩm, kinh doanh nhà hàng, mỹ phẩm, spa, … và có nhiều tùy chỉnh cho phép người dùng sửa đổi hợp lí trong quá trình sử dụng. Thậm chí bạn có thể tích hợp chung vào website để tạo hệ thống web app quản lý cửa hàng giống văn phòng phẩm officexinh, một hệ thống web lẫn quản lý bán hàng online hiệu quả.
– Báo cáo tình hình kinh doanh chi tiết theo ngày, tuần, tháng, quý và tổng hợp theo các năm, có dạng biểu đồ và chuyển dữ liệu qua các kênh online, offline giúp quản lý và tổng hợp số liệu dễ dàng.
– Đáo ứng nhu cầu thanh toán đa dạng từ khách hàng như: thanh toán tiền mặt, thanh toán qua thẻ ngân hàng, hỗ trợ chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán bằng voucher, điểm tích lũy…
– Đồng nhất giao diện từ online tới bán tại cửa hàng nên người dùng không cần mất quá nhiều thời gian để học cách sử dụng bởi lẽ tất cả đều sát với thực tế.
– Có hỗ trợ bán hàng khi offline, không có kết nối internet.
Chi phí cho phần mềm KiotViet mỗi tháng rơi vào khoảng từ 160.000 đến 240.000 mỗi tháng/ 1 cửa hàng.
2. Phần mềm quản lý bán hàng Suno
Suno ra đời với sứ mệnh cung cấp nền tảng quản lý bán hàng đa kênh dựa trên công nghệ điện toán đám mây tốt nhất. Hiện tại, Suno đang được xem là một trong những phần mềm bán hàng trực tuyến tốt nhất với nhiều lợi ích như: kiểm soát kho hàng, check mã vạch, in tem,… Ngoài ra, Suno còn được người dùng đánh giá cao vì những lợi ích sau đây:
– Tích hợp với cân bán hàng điện tử giúp rút ngắn rất nhiều thời gian trong việc bán hàng. Điều này đặc biệt phù hợp cho những cửa hàng bán lẻ, siêu thị bé, đại lý cấp dưới…
– Có tính năng liên kết chặt chẽ ngay cả khi người dùng ở nước ngoài. Chính nhờ đó mà bạn có thể cập nhật tình trạng kho hàng nếu có điều kiện đi lấy hàng tại nước ngoài qua phần mềm cũng như vẫn kiểm soát được việc bán hàng ở nhà khi có đi nước ngoài.
– Đồng bộ với các kênh online như website hay fanpage. Từ đó đồng bộ dữ liệu, số liệu hiệu quả, giúp lập báo cáo tổng kết cũng như doanh thu hàng kì dễ dàng hơn.
– Tích hợp công cụ bán hàng qua fanpage, tích hợp khả năng quản lý nhiều fanpage một lúc. Giúp tạo và quản lý các đơn hàng mới chặt chẽ, lưu giữ thông tin khách hàng và vận dụng cho các dịp chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi…
– Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, đảm bảo dễ sử dụng cho cả những người ít tiếp xúc về công nghệ.
Đặc biệt, phần mềm Suno khiến người dùng đánh giá cao ở tính bảo mật bởi được thiết lập trên công nghệ điện toán đám mây rất chắc chắn. Chi phí sử dụng cho phần mềm này khoảng 220.000 mỗi tháng/ 1 cửa hàng.
3. Phần mềm quản lý bán hàng Sapo
Phần mềm quản lý bán hàng Sapo là một sản phẩm được tạo ra từ công ty Sapo (hay Bizweb cũ). Phần mềm Sapo hiện tại đang được nhiều người dùng đánh giá là phần mềm dễ sử dụng trong công tác quản lý kinh doanh. Thực tế, Sapo cung cấp các giải pháp về bán hàng đa kênh với nhiều ưu điểm như sau:
– Tự động kết nối các kênh bán hàng chặt chẽ và đơn giản. Từ đó, việc quản lý đơn hàng, giao hàng và chuyển hàng giữa các kho cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn, tiết kiệm tối đa về thời gian và nguồn lực.
– Tính năng sao lưu, lưu trữ và đồng bộ dữ liệu. Nhờ đó bạn không cần tới internet mà vẫn sử dụng được phần mềm và tham gia quản lý dễ dàng.
– Tích hợp đa dạng các phương thức thanh toán khi mua hàng. Ngoài việc hỗ trợ thanh toán online, tiền mặt, chuyển khoản, đặc biệt, Sapo có hình thức thanh toán qua check code mã vạch hoặc mã QR hay các điểm tích lũy khi mua hàng.
– Hai màn hình quản lý bán hàng online và offline tách biệt hoàn toàn. Điều này giúp việc so sánh giữa hai kênh bán hàng dễ dàng hơn và tìm ra phương thức bán hàng có lợi hơn, báo cáo cũng chi tiết hơn giữa hai kênh.
– Tích hợp nhiều dịch vụ khác nhau có thể giúp bạn nhanh chóng khởi động mô hình online của mình đối với một số ngành nghề kinh doanh phổ thông như thiết kế website spa có kết hợp tính năng đặt lịch, thiết kế website nhà hàng cho phép đặt bàn và chọn món ăn online…
Hiện nay, chi phí sử dụng cho phần mềm này khoảng 230.000 mỗi tháng/ 1 cửa hàng.
4. Phần mềm quản lý bán hàng Nhanh
Nhanh là một phần mềm quản lý bán hàng cho nhiều lợi ích và quá trình triển khai nhanh chóng y như cái tên khai sinh của nó. Đây cũng được đánh giá là một phần mềm đa chức năng với nhiều tiện ích trong quá trình quản lý. Hơn nữa, Nhanh còn cung cấp cho người dùng các dịch vụ Marketing thương hiệu và sản phẩm hỗ trợ rất tốt trong việc bán hàng của doanh nghiệp. Một số ưu điểm khác của Nhanh:
– Tích hợp bán hàng đa kênh trên cả website, fanpage, các sàn thương mại điện tử,… giúp người kinh doanh mở rộng được thị trường online của sản phẩm. Tất cả mọi thông tin đều được tổng hợp và báo về phần mềm duy nhất để quản lý nên không sợ việc quản lý bị rối.
– Tích hợp khả năng lưu trữ thông tin và chăm sóc khách hàng, tự động gửi tin nhắn cho khách hàng cũ về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi, tặng voucher… Từ đó, giữ được lượng khách hàng tiềm năng và trung thành.
– Có tính năng phân chia nhóm khách hàng dựa trên số lượng các đơn đặt hàng cũng như các sản phẩm. Từ đó, có cơ sở tạo các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng tùy theo từng nhóm đối tượng phù hợp.
– Bộ lọc báo cáo riêng rẽ, chi tiết giúp việc nắm bắt thông tin quản lý tình hình kinh doanh dễ dàng hơn.
Chi phí cho sử dụng phần mềm Nhanh rơi vào khoảng 250.000 mỗi tháng/ 1 cửa hàng.
5. Phần mềm quản lý bán hàng MShopKeeper của Misa
MShopKeeper là phần mềm quản lý bán hàng được sản xuất bởi Misa – một trong những công ty công nghệ hàng đầu hiện nay. Phần mềm này được ra mắt từ năm 2017 với nhiều tính năng chuyên biệt trong quản lý. Nhà sản xuất luôn thay đổi, cải tiến liên tục nên tính tới nay, MShopKeeper đã có nhiều cải tiến đáng kể trong vận hành và các tính năng. Một số tính năng nổi bật của phần mềm này như:
– Hỗ trợ tích hợp tin nhắn thông báo tự động cho khách hàng, lưu thông tin khách hàng để xếp đối tượng khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng hay khách hàng mới cần tiếp cận để có phương hướng điều chỉnh chiến dịch marketing phù hợp, thu hút khách hàng.
– Cung cấp nền tảng quản lý tập trung cho các nhà kinh doanh, tránh việc rời rạc và bị rối trong công tác quản lý các chuỗi cửa hàng kinh doanh.
– Mở rộng thị trường trên các kênh bán hàng, kể cả mạng xã hội như: Facebook, Zalo, website,… và quản lý tập trung giúp người quản lý có cái nhìn tổng quan về các kênh bán hàng. Từ đó có chiến lược bán hàng cụ thể, hiệu quả.
– Tính năng quản lý tiền mặt và báo cáo doanh thu chính xác. Lý do là bởi phần mềm này có kế thừa nền tảng từ phần mềm kế toán Misa – một phần mềm của công ty Misa được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng trong công tác kế toán, thống kê. Chính vì thế mà quá trình thống kê đơn hàng, tổng hợp doanh thu của phần mềm này rất chuẩn.
Hiện nay, chi phí sử dụng cho phần mềm này khoảng từ 299.000 tới 499.000 mỗi tháng/ 1 cửa hàng.
6. Phần mềm quản lý bán hàng Maybanhang.net
Đây là một phần mềm quản lý bán hàng đã được ra mắt từ năm 2013 với nhiều tính năng quản lý nổi bật. Đặc biệt, phần mềm Maybanhang.Net cho phép bạn sử dụng trên bất kì một phương tiện nào từ PC, laptop tới các dạng smartphone, ipad… giúp khoảng cách việc quản lý của bạn được rút ngắn đáng kể. Một số những ưu điểm khác của phần mềm này có thể kể tới như:
– Có phiên bản EzMobile miễn phí, người quản lý có thể quản lý tất cả từ xa như: báo cáo đơn hàng, doanh số, lợi nhuận, tồn kho… mà không cần tới cửa hàng.
– Mọi dữ liệu từ cửa hàng được thường xuyên cập nhật liên tục trên mọi thiết bị, nếu có sự thay đổi sẽ được thay đổi dựa trên nền tảng của công nghệ điện toán đám mây.
– Chính sách ưu tiên quyền lợi khách hàng. Nếu sau 30 ngày sử dụng, và ký hợp đồng mà người dùng không hài lòng hoặc không thể sử dụng thì được phép đề nghị hoàn tiền từ nhà cung cấp phần mềm.
Hiện nay, chi phí sử dụng cho phần mềm này khoảng từ 199.000 tới 399.000 một tháng/ 1 cửa hàng tùy vào các cấp độ trung cấp hay quản lý nâng cao.
7. Phần mềm CRM Viet
CRM Viet được thành lập từ năm 2010 với sứ mệnh cung cấp giải pháp CRM cho doanh nghiệp Việt Nam và hướng tầm phát triển thế giới. Phần mềm này đang là một trong những phần mềm quản lý bán hàng được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao ở cả Việt Nam và nước ngoài. CRMViet giúp người quản lý dễ quản lý các khâu bán hàng, xuất kho, quản lý kho hàng, giá cả, doanh thu, các báo cáo… Ngoài ra, phần mềm này còn cho phép người dùng quản lý được lượng khách hàng tiềm năng, cập nhật thông tin khách hàng liên tục cũng như các khách hàng hiện tại. Một số ưu điểm nổi bật của CRMViet:
– Tính năng hỗ trợ upload, kết nối dữ liệu, số liệu đầu vào từ excel về thông tin khách hàng, có phân loại cụ thể theo giới tính, vùng miền,… để dễ quản lý và phân chia đối tượng chăm sóc cho phù hợp.
– Tích hợp phần mềm quản lý hóa đơn điện tử nhằm phục vụ các mô hình kinh doanh sản phẩm, loại hình dịch vụ có nhu cầu.
– Hỗ trợ tính năng điện thoại. Phần mềm này giúp ghi âm cuộc điện thoại, hiển thị thông tin, hình ảnh khách hàng (nếu có) khi có cuộc gọi thoại, thực hiện cuộc gọi mà không cần phải bấm số điện thoại.
– Tích hợp chức năng hiển thị trên tất cả các dạng thiết bị từ PC, laptop đến các loại smartphone, ipad, tablets… giúp việc quản lý của bạn dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết.
– Tính năng MobileApp giúp nhắc nhở nhân viên đặt lịch làm việc, quản lý công việc, không bị mất dữ liệu khi có nhân viên xin nghỉ việc vì bộ lưu trữ thông tin của phần mềm này khá lớn.
Chi phí mỗi tháng cho người sử dụng phần mềm này khoảng từ 250.000 tới 300.000 cho một cửa hàng.
8. Phần mềm bán hàng HTsoft Bizman
HTsoft Bizman hiện tại đang có tới hơn 5.000 khách hàng sử dụng, phần mềm quản lý bán hàng BizMan không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp những công cụ tiện ích để phục vụ việc quản lý bán hàng đơn thuần như xuất, nhập hàng mà còn giúp doanh nghiệp lên phương hướng và định hướng kinh doanh cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng hợp lý. Nếu bạn sở hữu mềm quản lý BizMan trong tay, bạn hoàn toàn có thể đi du lịch cùng gia đình thoải mái mà vẫn yên tâm về hoạt động của doanh nghiệp mình. Một số ưu điểm nổi trội của phần mềm HTsoft Bizman:
– Quản lý bán hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: dược phẩm, siêu thị, điện máy, thời trang, mỹ phẩm, văn phòng phẩm…
– Tìm kiếm khách hàng nhanh chóng dựa trên bộ công cụ tìm kiếm với nhiều tiêu chí đưa ra khác nhau.
– Có cảnh báo công nợ và quá hạn cho người dùng.
– Tích hợp phù hợp với mọi loại máy in, check hay quét mã vạch.
– Hỗ trợ gửi tin nhắn, thông báo nhanh tới toàn bộ nhân viên. Nhân viên có thể tùy chỉnh sắp xếp tin nhắn theo mức độ quan trọng và đưa ra phương pháp làm việc cho hiệu quả.
Hiện nay, HTsoft Bizman có giá mua trọn đời là 9.000.000 và bạn sẽ được sử dụng vĩnh viễn thay vì trả phí hàng tháng như các phần mềm quản lý khác.
9. Phần mềm POS365
POS365 là một phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả và đơn giản. Với những tính năng nổi trội, phần mềm này giúp các doanh nghiệp giảm được tối đa chi phí chi trả cho nhân viên quản lý, đồng thời quản lý tốt hơn. Cũng như một số phần mềm quản lý khác, POS365 có các tính năng chính như: quản lý kho, quản lý quỹ thu chi của doanh nghiệp, cửa hàng văn phòng phẩm,…, hỗ trợ chăm sóc khách hàng và kiểm soát việc kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tạo tiền đề để định hướng phát triển doanh nghiệp hiệu quả. Một số lợi ích nổi bật khác của phần mềm POS365:
– Tổng hợp báo cáo nhanh chóng và linh động, giúp doanh nghiệp giảm tới 50% chi phí chi trả nhân viên quản lý và hơn 90% việc tổng hợp số liệu, báo cáo thống kê.
– Thống kê chi tiết và chính xác đến từng con số, giảm hẳn trường hợp sai sót số liệu, gian lận do nhân viên hay người ngoài cố tình gây ra. Hỗ trợ tính toán nhanh và chính xác.
– Quản lý hàng hóa không giới hạn, lưu trữ mọi lịch sử xuất – nhập hàng hóa trong kho lưu trữ.
– Hỗ trợ gửi tin nhắn cho khách hàng, thiết lập các chính sách với giá cả ưu đãi khi bán hàng với từng nhóm khách hàng được phân chia. Tự động thông báo cho khách hàng mỗi dịp khuyến mãi, tri ân, có voucher hay khuyến mãi giảm giá…
– Bảo mật dữ liệu an toàn tuyệt đối, không lo việc mất giấy tờ, sổ sách khi đã lưu trữ. Việc tìm kiếm hồ sơ cũng chỉ trong vài cú click thay vì tìm kiếm hàng giờ tại kho lưu trữ như trước đây.
– Thiết lập quyền quản trị riêng tư cho từng cấp bậc: giám đốc – quản lý – nhân viên… tùy theo từng công việc để giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý.
– Tiết kiệm tối đa thời gian cho người sử dụng, tăng hiệu suất bán hàng và hiệu quả quản lý.
Chi phí hiện tại cho việc sử dụng phần mềm POS365 là khoảng 137.000 mỗi tháng cho một cửa hàng.
10. Phần mềm IPOS
Khác với các phần mềm quản lý bán hàng đã nêu trên, IPOS lại là phần mềm tập trung chuyên sâu cho ngành F&B như các mô hình: tiệm bánh, tiệm caffe, quán trà sữa, lẩu, buffet…
Do đặc thù các mô hình thuộc F&B ở trên có lượng sản phẩm xuất ra mỗi ngày khá lớn, khá nhiều con số và cần sự thống kê tính toán rất chi tiết, tính năng vượt trội của iPOS lại chính là khả năng quản lý chặt chẽ và hạn chết tối đa thất thoát. Bởi lẽ với mảng ngành dịch vụ ăn uống này, sự thất thoát rất bé ví dụ từ 1 chai nước trở đi thường sẽ rất khó phát hiện. Nhưng nếu tần suất này lặp lại mỗi ngày thất thoát 1 chai nước thì chủ nhà hàng hàng tháng thống kê sẽ thất thoát hơn 1 thùng nước… đây là thất thoát không nhỏ. Để hạn chế điều này, iPOS đã có bổ sung những tính năng dưới đây:
– Phân quyền rõ ràng, báo cáo khi bỏ chi tiết đặt món, lưu lịch sử xóa đặt món, quản lý nguyên liệu theo công thức món nhất định…
– Hoạt động ổn định với tần xuất cao cả ngày, hỗ trợ hoạt động bình thường ngay cả khi mất kết nối mạng
– Tính bảo mật lưu trữ cao, mọi lưu trữ về thông tin sản phẩm sẽ được lưu ở máy chủ, quyền truy cập thuộc về quản lý cấp cao, nhân viên chỉ là người nhập dữ liệu.
– Hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng, tự động nhắn tin cho khách hàng mỗi dịp tri ân, khuyến mãi giảm giá, tặng voucher ngày lễ,…
– Hỗ trợ giao diện tích hợp trên các thiết bị khác nhau: PC, laptop, smartphone, ipad, tablet… để thuận tiện trong quản lý
– Tính chặt chẽ trong quản lý giúp giảm tối đa thất thoát hay gian lận.
– Đồng bộ hóa dữ liệu các chuỗi cửa hàng về một máy chủ quản lý giúp quá trình quản lý không bị rối.
Trên đây là top 10 phần mềm quản lý bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng rằng bạn sẽ chọn lựa cho mình phần mềm hữu dụng phù hợp nhất với cửa hàng hay doanh nghiệp của mình. Bạn sẽ không còn phải lo lắng về việc sợ thất thoát số liệu, rủi ro thống kê hay mất nhiều thời gian và chi phí cho việc quản lý nữa. Chỉ với vài trăm ngàn phí mỗi tháng, bạn sẽ sở hữu riêng cho mình một phần mềm quản lý tiện ích, hiệu quả, tăng năng suất bán hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.