Sở hữu hơn 74,4% thị phần di động trên toàn thế giới (tính đến năm 2020), Android trở thành hệ điều hành quen thuộc nhất hiện nay. Với ưu điểm mã nguồn mở, giao diện đơn giản, dễ dùng, dễ tiếp cận giúp nó dần trở thành lựa chọn ưu tiên của người dùng trên toàn thế giới. Hệ điều hành Android là gì? Nó có gì hơn so với các hệ điều hành khác? Có nên lập trình với Android không? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hệ điều hành này thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Hệ điều hành Android là gì?
Giới thiệu về Android
Hệ điều hành Android là một hệ điều hành sử dụng mã nguồn mở dựa trên nền tảng Linux. Nó được thiết kế dành riêng cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như: máy tính bảng, điện thoại di động, đồng hồ,…
Lịch sử các phiên bản
Thời gian đầu, hệ điều hành Android được phát triển bởi Tổng công ty Android trụ sở tại thung lũng Silicon, dưới sự hỗ trợ tài chính từ Google. Sau này, nó được mua lại và chính thức thuộc quyền sở hữu của Google từ năm 2005. Nhưng phải đến năm 2007, Android mới được ra mắt. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy bằng hệ điều hành Android là HTC Dream, được mở bán vào tháng 10 năm 2008.
Với lợi thế mã nguồn mở cùng giấy phép không có quá nhiều ràng buộc từ nhà phát triển Google giúp các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và lập trình viên được điều chỉnh, phân phối Android tự do hơn.
Bởi là một sản phẩm của Google đã giúp cho Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh, phổ biến nhất thế giới. Chỉ tính tới quý 3 năm 2012, hệ điều hành Android đã chiếm hơn 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới. Với hơn 500 triệu thiết bị được kích hoạt, 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Trên dưới 700.000 ứng dụng trên hệ điều hành Android là lượt tải ứng dụng từ cửa hàng chính trên Android – Google Play đạt ước tính khoảng 25 tỷ lượt.
Dù tới nay, các số liệu trên có phần giảm xuống do sự ảnh hưởng từ iOS của Apple và Windows Phone, nhưng tính đến tháng 6 năm 2020, hệ điều hành Android vẫn phổ biến nhất, chiếm hơn 74,3% thị phần toàn cầu. Trong khi đó, iOS của Apple chỉ đứng thứ 2 với 38,4% mà thôi.
Các tính năng nổi bật của hệ điều hành Android
Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp, sử dụng ứng dụng cảm ứng chạm tương tự động tác ngoài đời thực như: vuốt, chạm, kéo giãn, thủ lại,… nhằm giao tiếp hay xử lý các đối tượng trên màn hình. Thiết bị sẽ cung cấp phản hồi xúc giác cho người dùng thông qua những cảnh báo như rung, âm thanh để phản hồi các hành động.
Khi khởi động thiết bị, hệ điều hành sẽ hiển thị màn hình chính (như desktop trên máy tính), đây cũng là trung tâm điều hướng chính cho thiết bị Android với các tiện ích, biểu tượng ứng dụng.
Phần giao diện của màn hình chính Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng có thể tự do sắp xếp hình dáng, hành động của thiết bị theo sở thích. Người dùng có thể chọn nhiều chủ đề khác nhau cho màn hình chính thông qua các ứng dụng từ bên thứ ba trên kho ứng dụng Google Play.
Thanh trạng thái trên cùng màn hình chính có hiển thị các trạng thái thiết bị và các thông tin như: sóng 4G, sóng điện thoại, kết nối wifi, pin,… Người dùng cũng có thể kéo vuốt thanh trạng thái theo chiều đi xuống để xem các thông báo trên màn hình và sử dụng các thiết bị.
Hệ điều hành này cũng sở hữu tính năng giúp tiết kiệm pin, quản lý bộ nhớ giúp tự động đóng trình xử lý không hoạt động lưu trong bộ nhớ. Với những ứng dụng không sử dụng để tiết kiệm pin và mức sử dụng SPU hiện đều được Android cho phép tạm dừng.
Ngoài ra, Android cũng có thể chạy trên cả 2 tiêu chuẩn cellular – thiết bị hỗ trợ khe cắm sim, được phát triển rộng rãi như CDMA/EV-DO hoặc GSM/HSDPA. Nó cũng hỗ trợ Bluetooth, các giao thức truyền thông 3G, wifi, tự động vá lỗi, tin nhắn SMS – MMS, camera, bản đồ, đa tác vụ multitask.
Google cũng định kỳ 6 – 9 tháng đưa ra những bản cập nhật cho hệ điều hành Android mới nhất nhằm cải thiện chức năng hoặc nhiều mục đích khác.
Ưu – nhược điểm của hệ điều hành Android
Sau khi tìm hiểu về Android về các khái niệm cũng như tính năng của hệ điều hành này. Vậy hệ điều hành này có ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm:
- Hệ điều hành mã nguồn mở, khả năng tùy biến cao, dễ chỉnh sửa mà không bị can thiệp từ nhà phát triển Google.
- Kho ứng dụng đồ sộ trên cửa hàng Google Play.
- Sở hữu số lượng lớn, đa dạng sản phẩm, nhãn hiệu điện thoại – thiết bị công nghệ ưu ái sử dụng cho thiết bị của họ, với mức giá linh động từ bình dân tới cao cấp.
- Tính thân thiện, dễ dùng.
- Đa nhiệm vụ, khả năng chạy cùng lúc trên nhiều ứng dụng cao.
Nhược điểm:
- Là mã nguồn mở, không quá gò ép cũng khiến hệ điều hành Android trở nên dễ bị độc hại và virus hơn.
- Kho ứng dụng quá lớn dẫn tới tình trạng khó kiểm soát về chất lượng, dẫn tới khó tìm được ứng dụng thực sự tốt.
- Hệ điều hành có sự phân mảnh lớn, dù có nhiều thiết bị Android xuất sắc ra đời như Galaxy note 4, Xperia Z3,… thì vẫn có đồng thời nhiều sản phẩm giá rẻ khác.
- Tính cập nhật thiếu tự động với mọi thiết bị, không phải tất cả sản phẩm đều được cập nhật, thậm chí muốn trải nghiệm ứng dụng đó cần mua thiết bị mới hơn.
So sánh hệ điều hành Android với các hệ điều hành trên điện thoại khác
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Android chính là iOS. Cả 2 hệ điều hành iOS và Android đều cung cấp những tính năng hữu ích cho người dùng. Trong khi đó, iOS của Apple là hệ điều hành độc quyền với những giao diện cố định, trong khi đó, Android lại là hệ điều hành mã nguồn mở, cung cấp những tùy biến và linh hoạt hơn.
Cũng bởi những ưu thế đó, Android luôn có thị phần cao hơn kể từ năm 2011. Theo Statcounter, thị phần toàn cầu của Android từ 2018 – 2019 chiếm 74,45%, iOS chiếm 22,85%. Nhưng tại Mỹ, iOS của Apple lại chiếm 57,2%, Samsung tuyên bố sở hữu 24,27% và tiếp đến là LG 5.49%, Motorola 3,66%.
Tính mặt bằng chung, Samsung vẫn đang là thiết bị dẫn đầu sử dụng hệ điều hành Android, tiếp tới là Sony, HTC, Oppo, máy tính chạy Android. Ngoài ra, với bản chất mở và cho phép thay đổi nền hệ điều hành Android cũng xuất hiện ở nhiều thiết bị điện tử khác như laptop, smart tivi, smartbook, máy ảnh, kính mắt thông minh, tai nghe, đồng hồ đeo tay, máy nghe nhạc bỏ túi, máy trò chơi điện tử,…
Lập trình Android
Cùng với sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng của các thiết bị di động giúp lập trình Android trở thành xu hướng không thể bỏ qua trong lĩnh vực IT.
Có nên học lập trình Android?
Nếu bạn lăn tăn không biết có nên học lập trình Android hay không, câu trả lời là CÓ! Bởi:
- Đây là hệ điều hành sở hữu thị phần lớn nhất trên toàn thế giới (hơn 70%).
- Số lượng người dùng ứng dụng di động trên hệ điều hành Android ngày càng tăng. Thậm chí còn mở rộng ở đa dạng thiết bị di động khác.
- Nhu cầu về tuyển dụng Android Developer cũng tăng để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Mức thu nhập đạt được của các lập trình Android thường dao động từ 500 USD trở lên. Với những người có kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ không bạc đãi.
- Có môi trường rèn giũa, thỏa sức sáng tạo.
Tổng hợp tài liệu học tập
Nếu bạn lo lắng về tài liệu học lập trình Android thì hoàn toàn không cần lo lắng. Là hệ điều hành phổ biến nhất nên mọi thứ đều cực kỳ sẵn có và đa dạng. Dưới đây sẽ là một số gợi ý tài liệu dành cho bạn nếu cần.
- Người mới bắt đầu: Android Basics: User Interface; Android Basics: User Interface, Google Developers Codelabs; Official Android developers guide; ML Basics; A Beginner’s Guide to HTTP and REST;…
- Người đã có kinh nghiệm: Developing Android Apps; Android Architecture with MVP or MVVM; Reactive Programming with RxAndroid in Kotlin: An introduction; Understanding Android Core: Looper, Handler, and HandlerThread; Custom Views and ViewGroups; Android “launchMode” (Visualized); Android Arsenal;….
Groove Technology Software cho biết lập trình đang trở thành ngành hot trên thị trường, bạn có thể học chính quy tại các trường đại học, học tại trung tâm, các khóa học online hay Youtube cũng sẽ là kênh tuyệt vời.
Hi vọng thông qua bài viết tìm hiểu về hệ điều hành Android trên đây, bạn sẽ hiểu và cảm thấy hứng thú với Android. Nếu có dự định học lập trình Android, bạn đừng chần chờ mà hãy thử sức ngay nhé.