CDN là gì? Tại sao cần sử dụng cho website

CDN là một thuật ngữ khá phổ biến trong lĩnh vực thiết kế website. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ và sử dụng CDN hiệu quả. Ở bài viết này, bạn sẽ được giải đáp về CDN là gì? Ý nghĩa khi sử dụng CDN và hướng dẫn cách sử dụng CDN hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

CDN là gì?

CDN là cụm từ viết tắt của Content Delivery Network, là hệ thống máy chủ toàn cầu (số lượng tùy nhà cung cấp dịch vụ). CDN thực hiện nhiệm vụ lưu bản sao các nội dung tĩnh trên website. Sau đó, CDN phân tán ra các máy chủ khác (được gọi là PoP (Points of Presence). Và từ PoP, các nội dung sẽ được gửi tới cho người dùng khi họ truy cập vào website. Nếu bạn muốn tìm hiểu sau hơn về cách vận hành – phát triển CDN cho website của bạn thì bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua https://mona.guide/ là một trong số trang web tổng hợp kiến thức lập trình của những lập trình viên lâu làm chia sẽ thương xuyên.

Ý nghĩa khi sử dụng CDN cho website

Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của CDN trong website, hãy xem xét 2 trường hợp sử dụng CDN và không sử dụng CDN cho website như sau:

Ý nghĩa khi sử dụng CDN là gì cho website

Không sử dụng CDN cho website

Khi khách truy cập muốn xem một nội dung nào đó, nếu website không có CDN. Request (yêu cầu) sẽ được gửi thẳng tới máy chủ chứa website truy cập tệp tin đó.

Với trường hợp này, có thể xuất hiện tình trạng kết nối chậm vì server ở xa và có quá nhiều người truy cập cũng gây kết nối kém hơn.

Website sử dụng CDN

Trái ngược với website không sử dụng CDN, khi có CDN, tập tin sẽ được phân phối bởi công cụ này. Người dùng sau khi truy cập vào website, các yêu cầu sẽ được gửi tới PoP CDN phân phối ở vị trí gần người dùng nhất. CDN PoP sẽ đảm nhiệm vai trò lấy nội dung từ máy chủ website và gửi lại cho người truy cập.

Ví dụ: Nếu khách truy cập website ở Việt Nam, các yêu cầu sẽ được gửi tới PoP CDN ở Việt Nam. Chúng sẽ làm nhiệm vụ phân phối nội dung cho khách truy cập.

Với CDN PoP, các khoảng cách tiếp nhận – gửi lại thông tin sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn rất nhiều. Điều này không chỉ tăng chất lượng website, tạo trải nghiệm tốt cho khách truy cập. Đồng thời giúp việc dùng website trở nên hiệu quả hơn.

Các tác dụng vượt trội CDN

Nói chung, sử dụng CDN cho website sẽ giúp đem tới nhiều công dụng tuyệt vời như:

Hỗ trợ tiết kiệm băng thông máy chủ gốc

Như phân tích so sánh máy chủ dùng CDN và không dùng CDN, hẳn bạn đã thấy. Khi máy chủ gốc trực tiếp tiếp nhận và phản hồi request thông tin tới cho khách truy cập sẽ gây cực kỳ tốn băng thông.

Nhưng nhờ có CDN, các thông tin máy chủ gốc sẽ chỉ xử lý một lần duy nhất từ PoP CDN. Sau đó, người dùng sẽ chỉ truy cập và nhận thông tin từ CDN, máy chủ sẽ không cần tốn nhiều thời gian, lặp lại nhiều lần gửi thông tin cho khách truy cập.

Chỉ khi người dùng xóa các bản sao lưu nội dung trên CDN thì các PoP CDN mới tiến hành lấy nội dung một lần nữa mà thôi.

Cải thiện tốc độ truy cập website

Cải thiện tốc độ truy cập website

Với tính chất dày đặc, phủ sóng rộng khắp các châu lục, PoP CDN giúp các website khách truy cập với tốc độ nhanh hơn dù máy chủ website có ở đâu đi chăng nữa.

Ví dụ: Nếu website bạn có máy chủ đặt ở Mỹ, khách truy cập website tại Việt Nam đi chăng nữa thì nhờ có PoP CDN, bạn sẽ nhanh chóng xem được thông tin chỉ sau 0.01 giây để load thay vì 0.5 giây như khi truy cập thẳng.

Điều này cho thấy, sử dụng PoP CDN đã rút ngắn thời gian truy cập. Đồng thời có thể tăng hiệu quả sử dụng cũng như trải nghiệm trên website tốt hơn cho khách truy cập.

Tiết kiệm dung lượng đáng kể

Tác dụng này dễ thấy khi bạn sử dụng hình thức Push CDN. Bởi mọi thứ sẽ được upload và lưu trữ thẳng trên CDN, giúp giảm áp lực dung lượng máy chủ. Tuy nhiên, bạn cũng nên sao lưu nội dung ở một nơi nào đó khác nữa phòng khi CDN có vấn đề.

Giảm thiểu chi phí băng thông tối đa

Giá băng thông không hề rẻ, trung bình mỗi nhà cung cấp host sẽ bán với giá khoảng 0.08$ cho mỗi GB. Và đa phần, các máy chủ hay gói host bạn thuê sẽ chỉ được hỗ trợ một khoản băng thông và cho phép sử dụng mỗi tháng nhất định. Hết sẽ phải mua thêm.

Nhưng khi sử dụng  CDN, các dịch vụ sẽ tiết kiệm hơn nhiều bởi giá thuê CDN chỉ khoảng 0.05$, thậm chí có nơi còn rẻ hơn.

Thay vì mua thêm băng thông ở host, tại sao bạn không tiết kiệm chi phí và sử dụng CDN là gì?

Một số hình thức CDN phổ biến hiện nay

Nếu sử dụng dịch vụ CDN, không tính cloudFlare hay các dịch vụ Proxy CDN khác tương tự, bạn có thể sẽ thấy các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ một số kiểu CDN sau:

Một số hình thức CDN phổ biến hiện nay

Pull HTTP/Static

Hình thức CDN Pull HTTP/Static hỗ trợ khai báo tên miền website cần dùng CDN hoặc IP máy chủ. Sau đó, PoP CDN nhận thông tin và tự động truy cập website theo tên miền đó, thực hiện sao lưu tự động toàn bộ nội dung tĩnh bên trong website. Các thông tin đó có thể là hình ảnh, tập tin CSS, tập tin Javascript, Video, Flash,…

Khi đó, bạn có thể dễ dàng truy cập vào bất kỳ tập tin nào trên website thông qua đường dẫn CDN mà họ đã cung cấp hoặc tên miền dành riêng cho CDN đó.

Push/Put/Post hay Storage CDN

Tuy nhiều tên khác nhau, nhưng các hình thức này đều có một điểm chung cơ bản là thay vì PoP CDN tự thu thập nội dung website thì người dùng có thể tải thẳng các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ thông qua giao thức HTTP hoặc FTP. Thông thường, giao thức đang được sử dụng nhiều hiện nay là FTP.

Streaming CDN

Đa phần các hình thức CDN đều sẽ hỗ trợ tập tin video. Tuy nhiên, chúng không hỗ trợ video trực tiếp (hay còn gọi là Streaming). Nếu bạn cần tính năng này, hãy sử dụng hình thức Streaming CDN.

Phương thức này có thể phân phối các nội dung streaming từ máy chủ tới cho người dùng. Ưu điểm là giúp tiết kiệm tối đa băng thông từ máy chủ streaming gốc.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn tải thẳng nội dung streaming lên máy chủ CDN tương tự như hình thức Push CDN cũng được nữa.

Nên dùng CDN khi nào?

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể không cần dùng đến CDN. Bởi theo chia sẻ của công ty thiết kế web thì CDN có thể giúp website truy cập nhanh hơn, nhưng cũng có khi là chậm hơn. Nhất là khi máy chủ website đặt gần người dùng, CDN trở nên không cần thiết .

Ví dụ: Website của bạn đang truy cập chủ yếu bởi khách truy cập tại Việt Nam mà máy chủ cũng ở Việt Nam. Khi đó, bạn không cần dùng đến PoP CDN.

Một số website được khuyên là nên sử dụng CDN bao gồm như:

  • Máy chủ website được đặt ở vị trí xa người dùng.
  • Lượt truy cập vào website lớn, gây tốn nhiều băng thông.
  • Lượt truy cập nhiều trên đa quốc gia.
  • Khi đang ứng dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

Lưu ý khi sử dụng CDN

Lưu ý khi sử dụng CDN là gì

Để sử dụng CDN đạt hiệu quả tốt nhất, trung tâm an ninh mạng Bachkhoa-NPower khuyến cáo bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:

– Thứ nhất, lưu ý đến hệ thống PoP:

Nhất là khi bạn mong muốn tìm được dịch vụ CDN tốt để sử dụng lâu dài. Hãy ưu tiên lựa chọn dịch vụ CDN có hỗ trợ PoP ở quốc gia có nhiều người dùng truy cập nhất.

Ví dụ: Nếu bạn chọn CDN cho website tại Việt Nam thì hãy ưu tiên CDN có PoP tại Việt Nam. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ đều sẽ cho bạn xem hệ thống PoP, nên bạn hoàn toàn có thể cân nhắc được vấn đề này.

– Thứ hai, quan tâm tới giá cả & hình thức thanh toán:

Đa phần các đơn vị cung cấp vps có dịch vụ CND hiện nay đều đang hỗ trợ 2 kiểu thanh toán là dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu hoặc trả cố định hàng tháng theo gói sử dụng.

Nếu website của bạn tốn nhiều băng thông, hãy cân nhắc gói hàng tháng. Nhưng nếu không tốn quá nhiều băng thông, bạn nên sử dụng hình thức thanh toán dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

– Thứ ba, tốc độ tải:

Cái này sẽ được kiểm chứng thông qua quá trình sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra bằng CA App Synthetic Monitor để xem tốc độ tối ưu thực sự.

Trên đây là các thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về CDN là gì? Ý nghĩa, tác dụng khi sử dụng CDN và một số lưu ý quan trọng. Hi vọng với chia sẻ trên, bạn sẽ có quyết định phù hợp khi sử dụng CDN cho website của mình.

Có thể bạn sẽ thích

Bài viết phổ biến