Mỗi công việc đều có các mối nguy hiểm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người. Do đó, công tác bảo hộ lao động đã được tạo ra nhằm mục đích bảo vệ cũng như giúp người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn. Vậy mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động là gì, ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người? Mời các bạn cùng nhay tìm hiểu thông qua bài viết ngay sau đây của chúng tôi nhé!
Bảo hộ lao động là gì?
- Theo nghĩa rộng: Bảo hộ lao động là tổng hợp những biện pháp pháp lý, tổ chức, kỹ thuật, bảo vệ môi trường,… và những biện pháp khác nhằm ngăn chặn, phòng ngừa yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong toàn bộ quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe cho những người lao động.
- Theo nghĩa hẹp: Bảo hộ lao động giúp bảo đảm điều kiện vệ sinh lao động, an toàn và bảo vệ sức khỏe cho những người lao động trong quá trình lao động.
Tùy từng trường hợp mà bảo hộ lao động được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp. Tuy nhiên, hiện nay trong những văn bản pháp luật lao động quốc tế. Nội dung của bảo hộ lao động thường được gọi bằng các thuật ngữ khác để chỉ ra cụ thể những bộ phận cấu thành của nó.
Tại Việt Nam, trước khi có Bộ luật lao động năm 1994, thuật ngữ bảo hộ lao động được sử dụng để chỉ những quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong bảo hộ lao động, bảo vệ sức khỏe người lao động và khi xảy ra tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp,…
Những công cụ bảo hộ lao động thường được sử dụng
Hiện nay, có rất nhiều các công cụ bảo hộ lao động được sản xuất, phân phối trên thị trường. Các công cụ này thường được phân chủ yếu thành những loại:
- Thiết bị bảo hộ mặt (khẩu trang, mặt nạ,…)
- Thiết bị bảo hộ mắt (mặt nạ có mắt kính, mắt kính,…)
- Thiết bị bảo hộ tay chân (găng tay các loại, giày bảo hộ,…)
- Thiết bị bảo hộ đầu (mũ đội đầu, nón bảo hộ,…)
- Thiết bị bảo hộ thân thể (thang dây, dây đai an toàn,…)
- Thiết bị bảo hộ khác (đồng phục bảo hộ,…)
Mục đích của bảo hộ lao động
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hay nhiều yếu tố nguy hiểm và có hại. Nếu không được phòng ngừa và ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây ra các chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động, thậm chí gây tử vong. Do đó, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, vệ sinh, đảm bảo nơi làm việc an toàn là một trong các nhiệm vụ tất yếu để phát triển sản xuất, gia tăng năng suất lao động.
Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích đảm bảo an toàn thân thể cho người lao động, hạn chế đến mức tối đa hoặc không để xảy ra những tai nạn trong lao động. Đảm bảo người lao động được mạnh khỏe, không mắc bệnh nghề nghiệp hay những bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây ra. Bên cạnh đó, bồi dưỡng phục hồi kịp lúc và duy trì sức khỏe cũng như khả năng lao động cho người lao động.
Tính chất của bảo hộ lao động
Tính pháp luật
Tất cả các chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, chính sách của nhà nước về bảo hộ lao động đã được ban hành đều mang tính pháp luật.
Tính khoa học – kỹ thuật
Tất cả những hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ việc điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích, đánh giá những nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của nó đến an toàn vệ sinh lao động. Cho đến việc đề xuất cũng như thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều cần phải vận dụng những kiến thức lý thuyết, thực tiễn trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hay tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Tính quần chúng
Tính quần chúng được thể hiện trên hai mặt:
- Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả những người tham gia sản xuất. Họ là người sử dụng, vận hành những thiết bị, dụng cụ máy móc, nguyên vật liệu nên có khả năng phát hiện được các thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động. Đóng góp xây dựng những biện pháp ngăn ngừa, xây dựng hoàn thiện những tiêu chuẩn và quy phạm an toàn vệ sinh lao động.
- Hai là, dù cho những tiêu chuẩn quy phạm, chế độ chính sách về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu. Nhưng từ ban lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động cho đến người lao động chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành, công tác bảo hộ lao động sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn.
Tìm hiểu thêm một số bài viết về chủ đề xây dựng, quy trình gia công kết cấu thép giá rẻ chuẩn nhất trên thị trường của Nam Trung Cons, cùng tìm hiểu ngay.
Ý nghĩa của bảo hộ lao động
Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Một đất nước nếu có tỷ lệ người lao động khỏe mạnh, tỷ lệ thấp tai nạn lao động, người lao động ít mắc bệnh nghề nghiệp. Là một xã hội luôn coi con người là nguồn vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ, phát triển. Bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực bảo vệ chăm lo sức khỏe, tính mạng và đời sống của người lao động, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng,Nhà nước.
Ngược lại, nếu bảo hộ lao động không tốt, điều kiện lao động không cải thiện, để xảy ra các tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của doanh nghiệp, uy tín của chế độ sẽ bị giảm sút đáng kể.
Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống và hạnh phúc của những người lao động. Bảo hộ lao động là các yêu cầu thiết thực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng là nguyện vọng, là yêu cầu chính đáng của người lao động. Thành viên trong mỗi gia đình ai ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, trình độ nghề nghiệp, văn hóa được nâng cao để có thể chăm lo hạnh phúc gia đình. Góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, phát triển.
Bảo hộ lao động bảo đảm cho xã hội lành mạnh, trong sáng, tất cả người lao động khỏe mạnh, làm việc hiệu quả, có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ tự nhiên, xã hội và khoa học kỹ thuật. Khi tai nạn lao động không xảy ra thì xã hội và nhà nước sẽ giảm bớt được các tổn thất trong việc khắc phục hậu quả. Tập trung đầu tư cho những công trình phúc lợi xã hội.
Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ đem đến lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong lao động sản xuất, nếu những người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm và phấn khởi sản xuất. Họ sẽ cố gắng phấn đấu để có giờ công, ngày công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất. Do đó, phúc lợi tập thể được tăng, có thêm các điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động và tập thể lao động.
Các biện pháp an toàn lao động luôn được áp dụng trong các công trình xây dựng nhà xưởng. Nếu doanh nghiệp muốn thi công xây dựng nhà xưởng, cần báo giá thiết kế nhà xưởng đẹp, nhà thép tiền chế uy tín, có áp dụng các biện pháp an toànchất lượng, liên hệ ngay với công ty kết cấu thép Nam Trung qua website https://www.namtrungcons.com/ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bảo hộ lao động có mục đích cũng như ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cá nhân, kinh tế, xã hội và chính trị. Dựa vào hệ thống pháp luật đã quy định về luật bảo hộ này, tất cả đều được thực hiện dựa trên một sự công bằng, đem đến lợi ích cao nhất cho người lao động. Do đó, mỗi tổ chức, doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống bảo hộ lao động hoàn chỉnh, bảo đảm quyền lợi cho cho người lao động và giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế.